Theẽđịnhdanhsốnhàcănhộchungcưcode blox fruito đó, Bộ Công an dự kiến định danh số nhà và căn hộ chung cư để xác định mỗi người đang sở hữu bao nhiêu bất động sản. Đồng thời triển khai sàn giao dịch bất động sản quốc gia cho phép định danh cá nhân, tổ chức giao dịch. Điều này sẽ giúp minh bạch thị trường bất động sản.
Muốn xác định được bất động sản thì phải định danh được số nhà và định danh chủ tài sản của các bất động sản đó. Do đó, định danh số nhà, số căn hộ sẽ giúp minh bạch được chủ tài sản có bao nhiêu bất động sản (địa chỉ nhà ở, số căn hộ). Từ đó, tạo ra mạng lưới định danh bất động sản gắn với mỗi công dân, để cho những đơn vị trung gian khác khai thác, sử dụng.
Trước đó, Nghị quyết 164 ngày 4.10.2023 của Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng thống nhất giải pháp quản lý đánh số nhà, đánh số và gắn biển số nhà, hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố triển khai, thực hiện.
Hiện nay, Bộ Xây dựng cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường là hai cơ quan quản lý Nhà nước chủ trì việc xây dựng dữ liệu về số nhà, nhà ở, mục tiêu là đánh số cụ thể đến từng ngôi nhà, từng căn hộ hay thửa đất theo quy luật thống nhất. Từ quy luật đó, Bộ Công an thu thập cơ sở dữ liệu về số nhà, cộng với thông tin thu thập từ UBND các cấp, trên nguyên tắc chuẩn hóa số liệu để định danh số nhà.
Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu xây dựng dự án luật Thuế bất động sản, trong đó có nghiên cứu về thuế đối với nhà ở thứ hai, thuế đối với nhà, đất bỏ trống. Dự án luật Thuế bất động sản, dự kiến đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10.2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5.2025).
Liên quan đến vấn đề này, UBND TP.HCM từng đề xuất tăng thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp với đất ở không quá 5 lần thu hiện hành. Đồng thời, tăng thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng nhà đất thứ 2 trở lên nhưng không quá 2 lần hiện hành.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hiện thị trường bất động sản chưa minh bạch do cơ sở dữ liệu lớn quốc gia (big data) chưa được xây dựng đầy đủ. Dữ liệu chưa được liên thông giữa các ngành. Dữ liệu này muốn thực hiện được phải hoàn thiện Đề án 06 (xây dựng dữ liệu lớn - big data) mà Bộ Công an đang làm. Thực hiện đề án 06 này song hành với việc xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. Trong đề án 06, thông tin về thị trường bất động sản chỉ là một phần. Đề án này nằm trong định hướng chung của Chính phủ nhằm đảm bảo có các cơ sở dữ liệu của một cá nhân trên tất cả các lĩnh vực.
Khi tích hợp tất cả thông tin cá nhân vào Đề án 06 thì mỗi cá nhân chỉ có một mã số định danh cá nhân. Trước đây, mỗi cá nhân dùng nhiều loại giấy tờ để có thể mua bất động sản ở các nơi, không ai biết thì nay quy về một "đầu mối". Khi đó chỉ cần tra cứu mã số định danh cá nhân, tất cả tài sản đều hiện lên. Các cơ quan chức biết được mỗi cá nhân có bao nhiêu căn nhà, bao nhiêu bất động sản; nhà nào đang ở, đang cho thuê hay đang bỏ hoang. Khi đó, ngành thuế sẽ kiểm soát bằng cơ sở dữ liệu big data để đánh thuế từng loại bất động sản. Điều này nhằm minh bạch thị trường và giúp Nhà nước quản lý hiệu quả. Nhưng ngành nào quản lý đến đâu phải có luật, để dữ liệu mỗi cá nhân không bị lộ ra ngoài, như ngành thuế quản lý đến đâu, tài chính quản lý đến đâu, nhà đất đến đâu... Tới đây luật bắt buộc mua bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng cũng sẽ giúp minh bạch thị trường.
"Như vậy, việc ký kết giữa Bộ Công an với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là bước khởi đầu. Sau này sẽ ký với các bộ ngành khác để quản lý tổng thể. Khi đã có big data, mọi giao dịch về bất động sản của người dân nhà nước sẽ nắm rõ. Đề án 06 hướng đến một xã hội nhà nước quản trị chặt chẽ, minh bạch. Khi đó mọi người sẽ phải trung thực, công khai, minh bạch mọi thứ", ông Châu cho hay.